Trong tháng 10 tại Cung hội nghị quốc tế Furama Resort Đà Nẵng diễn ra Lễ hội văn hóa Đức GBA Oktoberfest 2023,ĐàNẵnghướngđếnthànhphốsựkiệhack stickman thu hút hàng ngàn người dân, du khách đến thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm.
Nhiều du khách bất ngờ khi được biết Lễ hội văn hóa Đức GBA Oktoberfest là sự kiện thường niên từ năm 1992 tại Hà Nội và TP.HCM với quy mô ngày càng lớn, nhưng nay mới lần đầu tiên diễn ra tại TP.Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Khách sạn Đà Nẵng, Tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng cho hay, so với hai đầu đất nước, TP.Đà Nẵng còn cần rất nhiều sự kiện, lễ hội xứng tầm, từ năm 2023 Lễ hội GBA Oktoberfest 2023 sẽ diễn ra thường niên, góp phần tạo thêm một sản phẩm văn hóa, ẩm thực, du lịch đặc sắc, góp phần vào hành trình đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện - lễ hội.
Lễ hội văn hóa đức GBA Oktoberfest không chỉ có ẩm thực, bia Đức, âm nhạc, mà còn là một trong các hoạt động thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược song phương giữa hai nước Việt Nam - Đức trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, thương mại và đầu tư, cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, giao lưu, phát triển đối tác.
Nguyễn Xuân Bình, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.Đà Nẵng, cho biết, với hệ thống lễ hội phong phú hiện có, sở và thành phố tiếp tục đánh giá lại từng sự kiện, để đầu tư, phân bổ phù hợp, khắc phục tính mùa vụ, chuyển dịch cho mùa thấp điểm và các cơ chế chính sách, thu hút đầu tư hạ tầng khác.
Cụ thể, về chính sách dành cho các đoàn khách MICE, bên cạnh các ưu đãi, thì những đoàn khách trên 700 người được lãnh đạo TP.Đà Nẵng và các đơn vị liên quan chào đón đoàn, bố trí xe dẫn đường, biểu diễn nghệ thuật chào mừng, có cúp lưu niệm, quà và thư cảm ơn của UBND thành phố cùng hỗ trợ các hoạt động sự kiện khác.
Đà Nẵng hướng đến thành phố sự kiện, lễ hội
NGUYỄN TÚ
Ông Phạm Trường Quốc Vương, Chủ tịch Hội Sự kiện TP.Đà Nẵng, chia sẻ, để Đà Nẵng sớm thật sự trở thành thành phố sự kiện - lễ hội, còn cần nâng cao năng lực tổ chức tại chỗ.
"Doanh nghiệp trong lĩnh vực tổ chức sự kiện của Đà Nẵng đa phần là nhỏ và siêu nhỏ, thành phố sự kiện - lễ hội nhưng hầu hết các sự kiện văn hóa, thể thao, giải trí quy mô lớn đều do các đơn vị hai đầu đất nước tổ chức, doanh nghiệp Đà Nẵng có tham gia cũng ở vai trò cung ứng trang thiết bị, một số hạng mục. Nguyên nhân chính là doanh nghiệp còn thiếu ý tưởng, kịch bản chưa đặc sắc, chậm cập nhật hoặc thiếu nguồn lực đầu tư công nghệ" - ông Phạm Trường Quốc Vương nói.
Hội Sự kiện cũng đặt ra các mục tiêu, giải pháp nâng cao năng lực, nguồn lực hội viên, đào tạo nguồn nhân lực sự kiện chất lượng cao với ý tưởng sáng tạo, đạo diễn chuyên nghiệp, đóng góp các ý tưởng góp phần xây dựng Đà Nẵng là thành phố sự kiện - lễ hội đúng nghĩa.
"Bên cạnh đó thành phố chưa có và rất cần đầu tư không gian sự kiện đẳng cấp quốc tế với hạ tầng hiện đại, linh hoạt cho từng loại hình (đại nhạc hội, thể thao…), đảm bảo yêu cầu của các chương trình tầm quốc tế, ngôi sao lớn" - ông Phạm Trường Quốc Vương nói.
Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam chia sẻ thêm, không chỉ TP.Đà Nẵng với những sự kiện, lễ hội đã khẳng định thương hiệu như APEC 2017, Lễ hội pháo hoa quốc tế, mà Thừa Thiên - Huế với Festival Huế, Quảng Nam với Festival di sản, hoàn toàn có thể đưa miền Trung trở thành trung tâm du lịch MICE cả nước, trong đó TP.Đà Nẵng với vai trò tâm điểm và thuận lợi về mặt giao thông, rất có lợi thế.
"Có thể thấy sau Covid-19, MICE là loại hình phát triển nhanh nhất, với những sự kiện lớn hàng ngàn người đã tái khởi động phục hồi du lịch. Việc TP.Đà Nẵng chọn trở thành thành phố sự kiện - lễ hội, dành nhiều ưu đãi cho đoàn khách MICE, phát triển hạ tầng du lịch cũng như đội ngũ doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực này, hoàn toàn có thể tạo cực phát triển mới" - ông Vũ Thế Bình nói.
Nguyễn TúBình luận (0)
Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận